Nhìn lại lịch sử phong kiến Trung Hoa, không khó để nhận thấy hầu như mỗi triều đại đều xuất hiện những cuộc tranh quyền đoạt vị giữa các vị Hoàng tử.
Tuy nhiên trên thực tế, có một vương triều phong kiến từ khi lập quốc cho tới thời điểm diệt vong lại chưa từng xuất hiện những cuộc tranh quyền đoạt vị nội bộ như vậy. Ngoại lệ hiếm hoi này chính là nhà Tống – triều đại từng trị vì lãnh thổ Trung Hoa trong hơn 300 năm
Vậy đâu là lý do khiến các Hoàng tử Tống triều chưa bao giờ dám làm ra hành động cướp ngôi Thái tử hay công khai đấu đá lẫn nhau?
Theo quan điểm của Qulishi (Trung Quốc), điều này xuất phát từ 4 nguyên nhân đặc biệt dưới dịch vụ dịch thuật đây.
Nguyên nhân thứ nhất: Các vua nhà Tống không đông con nhiều cháu
Ảnh minh họa: Nguồn Internet.
Khác với Hoàng đế của các vương triều phong kiến khác, đa số vua nhà Tống đều không có con cái, đặc biệt là con trai nối dõi.
Chẳng những sở hữu tỉ lệ sinh con thấp hơn mà không ít Hoàng tử của vương triều này đều yểu mệnh qua đời, số người sống bình an tới tuổi trưởng thành cũng chẳng còn lại bao nhiêu.
Bất luận là thời kỳ Bắc Tống hay Nam Tống, việc số lượng Hoàng tử quá ít luôn là một nỗi lo đối với hoàng tộc của triều đại này.
Thậm chí dưới thời Tống Thái Tông, Tống Chân Tông hay Tống Nhân Tông, các Hoàng đế thường xuyên gặp phải phiền não về vấn đề chọn người kế vị.
Tới thời Tống Cao Tông tại vị, ông thậm chí đã phải chọn người kế nghiệp từ con cháu thuộc trực hệ Thái Tổ vì bản thân không có con trai ruột.
Chính vì hậu duệ ít ỏi, cho nên việc các Hoàng tử đấu đá tranh ngôi Thái tử liền có ít cơ hội phát sinh hơn rất nhiều so với những giai đoạn lịch sử khác.
Nguyên nhân thứ hai: Các Hoàng tử không có cơ hội tạo lập phe cánh
Tranh minh họa: Nguồn Internet.
Theo Qulishi, Tống triều là vương triều lấy văn trị quốc, thậm chí còn có quan điểm cho rằng triều đại này vốn "trọng văn khinh võ:.
Vì thế, các Hoàng tử, tông thất, thậm chí ngay tới các tướng lĩnh đức cao vọng trọng đều không có cách nào gây dựng thế lực cho riêng mình.
Nhìn tổng quát các triều đại trong lịch sử phong kiến Trung Hoa, nguồn cơn của những cuộc đấu đá tranh quyền giữa các Hoàng tử phần nào đều có liên quan tới việc họ đã có phe cánh và thế lực của riêng mình.
Minh chứng tiêu biểu cho nhận định trên chính là cuộc đấu đá giữa Lý Thế Dân và Thái tử Lý Kiến Thành thời nhà Đường năm xưa. Hai nhân vật này chẳng những có binh lực mà thậm chí còn sở hữu cả một đoàn đội cố vấn để mưu tính đường đi nước bước.
Tuy nhiên các Hoàng tử nhà Tống lại không giống như vậy. Bởi Hoàng đế của triều đại này chẳng những thi hành nhiều chế độ nhằm kìm kẹp các võ tướng mà còn tiến hành quản lý nghiêm ngặt đối với chính các thành viên trong hoàng tộc.
Do đó, bản thân các Hoàng tử không được kết giao với đại thần, càng không thể thông qua những cuộc hôn nhân chính trị để kết bè kéo cánh.
Hơn nữa, các vua nhà Tống một khi đã chọn người thừa kế thì cũng sẽ an bài ổn thỏa những biện pháp bảo vệ cho Tân đế tương lai. Cho nên việc phát sinh chính biến sau khi kế vị gần như là điều không thể xảy ra.
Đây cũng là một trong những nguyên nhân quan trọng giúp vương triều nhà Tống thoát được cảnh Hoàng tử đấu đá tranh quyền.
Nguyên nhân thứ ba: Ảnh hưởng của lễ giáo
Ảnh minh họa: Nguồn Internet.
Theo quan điểm của Qulishi, Tống triều chịu ảnh hưởng nặng nền của Lý Học. Mặc dù phải tới thời Nam Tống, trường phái tư tưởng này mới bắt đầu trở nên phổ biến. Tuy nhiên những quan niệm, lễ giáo của Lý học đã thâm căn cố đế từ thời Bắc Tống.
Vì vậy, triều đại này bị trói buộc bởi rất nhiều phép tắc, quy củ, ngay tới hoàng tộc, tông thất cũng không ngoại lệ.
Do bị lễ giáo hạn chế, các Hoàng tử Tống triều cũng không dám làm ra những hành động trái với đạo lý như soán ngôi đoạt vị hay công khai đấu đá.
Tống triều tôn sùng lễ giáo, cho nên các tầng lớp, giai cấp cao trong xã hội đều sống một cách vô cùng quy củ. Điều này cũng góp phần triệt hạ những âm mưu tranh đoạt ngay từ trong trứng nước, giúp cho nội bộ thêm ổn định.
Nguyên nhân thứ tư: Tiếng nói của các đại thần được coi trọng
Tranh minh họa: Nguồn Internet.
Trên thực tế, các quan văn rất có tiếng nói trong triều đình nhà Tống, thậm chí sức ảnh hưởng của họ còn vượt qua những chức quan can gián vào thời nhà Minh.
Dưới thời nhà Minh, các quan can gián tuy nhiều, nhưng quyền chủ động đa số vẫn nằm trong tay Hoàng đế.
Còn vào thời Tống, quyền chủ động phần nhiều lại thuộc về phát ngôn của các đại thần. Bởi tiếng nói của họ rất được giai cấp thống trị thời bấy giờ coi trọng và để tâm cân nhắc.
Khi người thừa kế đã được định, họ sẽ ủng hộ và ra sức bảo vệ người được Hoàng đế chọn làm Thái tử. Nếu như nhà vua có ý định phế bỏ hoặc Hoàng tử khác có ý tranh đoạt, các quan đại thần thời bấy giờ cũng sẽ phản đối một cách thẳng thắn và kịch liệt.
Ý kiến của họ có sức ảnh hưởng không hề nhỏ đối với nội bộ triều đình. Do đó ngay cả khi có kẻ soán ngôi đoạt vị thành công nhưng không nhận được sự ủng hộ từ triều thần thì cũng sẽ khó mà cai quản thiên hạ trong tương lai.
Cũng chính bởi sở hữu những đặc thù như trên, cho nên thời nhà Tống không hề xuất hiện hiện tượng các Hoàng tử tranh đoạt ngôi vị Thái tử hay soán ngôi đoạt vị.
Nếu xét trên phương diện này nói riêng, Tống triều có thể xem là triều đại có một không hai trong lịch sử phong kiến Trung Hoa.
*Theo quan điểm của Qulishi (Trung Quốc)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét